Phương pháp sử dụng định luật bảo toàn khối lượng
Theo định luật bảo toàn khối lượng: “Theo định luật bảo toàn khối lượng: Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm”. Từ đó, số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kì trước và sau khi tham gia phản ứng luôn bằng nhau.
Như vậy, chúng ta nên áp dụng phương pháp này như thế nào, hãy cùng cô Thúy Hằng phân tích thông qua video dưới đây:
Định luật bảo toàn khối lượng có những hệ quả sau ( hay các dạng bài toán sau):
- Biết tổng khối lượng chất ban đầu để tìm khối lượng các chất sản phẩm: Thông thường bài toán sẽ yêu cầu tính tổng khối lượng hỗn hợp, không yêu cầu tính riêng khối lượng từng chất.
- Trong phản ứng nếu có n chất tham gia, nếu biết khối lượng của( n – 1) chất thì ta dễ dàng tính khối lượng của chất còn lại theo định luật bảo toàn khối lượng.
- Dạng bài toán: Kim loại + axit -> muối + khi. Cô Thúy Hằng nhận định, đây là dạng bài toán rất phổ biến và hay xuất hiện trong các đề kiểm tra và đề thi. Học sinh cần chú ý dạng bài tập này.
- Bài toán khử hỗn hợp oxit kim loại bởi các chất khí, sản phẩm tạo thành là chất rắn và hỗn hợp khí.
Phương pháp bảo toàn là một trong những công cụ hữu hiệu giúp các bạn giải quyết các bài tập tính toán hóa học một cách hiệu quả. Hãy áp dụng phương pháp này như kim chỉ nam trong các dạng bài toàn tính khối lương để có những bài thi đạt kết quả cao nhé.
Tags:
thi đại học
Các bài viết phổ biến
-
Hướng dẫn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học năm 2020
-
Bộ GD&ĐT chính thức sửa đổi khung kế hoạch thời gian năm học
-
Đề thi, đáp án đề thi Tổ hợp Khoa học Xã hội - kì thi THPT QG 2019
-
Bộ GD-ĐT thông tin về thời gian đi học trở lại của cấp mầm non đến THCS
-
Cách tính điểm tốt nghiệp thi THPT QG 2020
-
Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2020 - 2021